Khám phá 04 lợi ích active learning mang lại Active learning là một trong những…
06 cách áp dụng active learning trong đào tạo nhân viên khách sạn
Active learning là một trong những phương pháp học hiệu quả nhất, nhưng việc tạo ra một khoá đào tạo dành cho doanh nghiệp, khách sạn và áp dụng Active learning thì không phải điều dễ dàng.
Vậy thực sự Active learning là gì? Làm sao để áp dụng Active learning vào thực tế đào tạo nhân sự? Và đặc biệt là làm thế nào để nhân viên sẵn sàng đón nhận và áp dụng để giúp tăng mức độ gắn kết, động lực và hiệu suất của nhân viên? Hãy cùng Pegasus đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!
Active learning là gì?
Năm 1991, trong một báo cáo về Active learning, Charles C. Bonwell và James A. Eison đã đưa ra rằng: Phương pháp học tích cực (Active learning) – hay còn gọi là học tập chủ động – nhấn mạnh quá trình học tập và tiếp thu chứ không chú trọng vào kết quả, giúp người học phát triển khả năng tư duy độc lập, kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề. Phương pháp này tập trung vào việc khuyến khích và động viên người học tự tìm kiếm từ nhiều nguồn thông tin, tự mình tổ chức, xử lý và tổng hợp thông tin thay vì lệ thuộc vào các bài giảng của giáo viên.
Active learning – học tập tích cực đòi hỏi người học phải tham gia vào các hoạt động như: Chia sẻ lại kiến thức dựa trên trải nghiệm cá nhân; tranh luận dựa trên tình huống thực tế nhằm tích lũy kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề.
06 cách áp dụng active learning trong đào tạo nhân viên khách sạn
Bài tập Mô Phỏng (Simulation Exercises)
Đưa ra các tình huống thực tế mà nhân viên có thể gặp phải trong khách sạn, như việc giải quyết một khách hàng khó tính hoặc xử lý một vấn đề với dịch vụ. Học viên sẽ được yêu cầu giải quyết tình huống đó, sau đó nhận phản hồi từ giảng viên và đồng học.
Đóng vai thảo luận (Role-playing)
Chia học viên thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm một vai trò cụ thể (ví dụ: lễ tân, khách hàng, nhân viên dọn phòng,…). Ưu điểm của role- playing là giúp học viên áp dụng ngay lập tức những kiến thức được học vào tình huống thực tế. Qua hoạt động này, học viên có cơ hội hiểu sâu và vận dụng kiến thức từ góc độ khác nhau trong ngành khách sạn.
Trò chơi (Training Games)
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với phương pháp đưa trò chơi vào dạy học. Theo đó, trainer cho học viên tham gia vào một game bất kì. Sau đó để họ tự đúc kết những bài học thông qua trò chơi. Cuối cùng trainer đúc kết lại những giá trị cốt lõi và link đến bài học. Việc cho học viên tham dự vào các game trong lớp học giúp thay đổi trạng thái, hâm nóng không khí và tăng mức độ tiếp thu của học viên. Quá trình học tập cũng diễn ra một cách chủ động hơn khi học viên phải liên tục nghĩ và áp dụng các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu trò chơi.
Thảo Luận Nhóm (Team Discussion)
Đặt ra các chủ đề liên quan đến ngành khách sạn, ví dụ như “Những thách thức khi phục vụ khách hàng quốc tế” hoặc “Cách tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng lần đầu tới khách sạn”. Thảo luận nhóm giúp học viên chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những học viên khác. Việc cho học viên ghép đội và thảo luận nhóm sẽ giúp phá băng lớp học, xóa tan đi những ngại ngùng giữa các học viên với nhau. Đồng thời việc thảo luận sẽ giúp kích thích học viên tự tư duy, động não để tìm ra phương án tối ưu cho vấn đề đang được bàn tới.
Dự Án Thực Tế (Practical Project)
Yêu cầu học viên thực hiện một dự án như tổ chức một sự kiện trong khách sạn hoặc tăng cường kỹ năng quản lý dịch vụ đặt phòng cho khách sạn. Điều này giúp họ áp dụng lý thuyết vào thực tế và phát triển kỹ năng làm việc nhóm.
Học hỏi thông qua các mô hình thất bại (Mistake-driven learning)
Mắc lỗi là một phần thiết yếu của việc học. Thực tế chỉ ra rằng học thông qua mắc lỗi là một phương pháp học rất hiệu quả. Lớp học là môi trường tốt để học viên có thể mắc lỗi. Họ có thể đưa ra các quyết định sai lầm và sẽ rút kinh nghiệm qua những lần mắc lỗi đó. Điều này tránh được việc lặp lại lỗi sai ngoài đời thực.
Tóm lại về 06 phương pháp áp dụng active learning
Trên đây là toàn bộ thông tin về active learning và 06 cách để áp dụng hiệu quả trong đào tạo nhân viên khách sạn. Việc áp dụng phương pháp nào cho hiệu quả phụ thuộc vào hoạt động tổ chức đào tạo của từng doanh nghiệp, khách sạn. Hy vọng rằng những gợi ý trên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để cải thiện hoạt động đào tạo của mình. Đừng quên theo dõi Pegasus để cập nhật các thông tin hữu ích khác nhé!
Nguồn: Tham khảo
Tìm hiểu thêm về khóa học Train the Trainer – Đào tạo giảng viên chuyên nghiệp ngành khách sạn.