
Start-up nhà hàng – Tại sao nên bắt đầu từ việc học Bếp chuyên nghiệp?
Trong ngành F&B đầy cạnh tranh, món ăn không chỉ là “sản phẩm”, đó còn là linh hồn của một thương hiệu. Dù bạn có chiến lược marketing tốt đến đâu, khách hàng cũng sẽ quay lưng nếu món ăn không đủ thuyết phục. Để làm chủ nhà hàng, bạn cần hiểu rõ, chất lượng món ăn chính là ‘linh hồn’ của nhà hàng. Vì thế, muốn khởi nghiệp nhà hàng thành công, bạn nên bắt đầu từ việc học bếp chuyên nghiệp – nơi bạn không chỉ học nấu ăn, mà còn học tư duy sáng tạo và làm chủ căn bếp.

Contents
- 1 Start-up nhà hàng là gì? Không đơn giản là mở cửa hàng bán đồ ăn
- 2 Vai trò của người làm chủ trong nhà hàng
- 3 Kỹ năng cần có của người kinh doanh, khởi nghiệp nhà hàng, quán ăn
- 4 Tại sao kinh doanh nhà hàng cần bắt đầu từ học bếp chuyên nghiệp?
- 5 Những gương mặt khởi nghiệp thành công bắt đầu từ học bếp
Start-up nhà hàng là gì? Không đơn giản là mở cửa hàng bán đồ ăn
Start-up nhà hàng hay khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực là thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng thay đổi nhanh chóng, buộc người làm chủ phải luôn học hỏi, thích nghi và biết cách tạo nên dấu ấn riêng biệt giữa muôn vàn lựa chọn. Không đơn thuần là mở một cửa hàng để bán đồ ăn, start-up trong lĩnh vực F&B đòi hỏi người làm chủ nhà hàng phải có tư duy sáng tạo và tầm nhìn dài hạn.
Nếu như chủ doanh nghiệp không có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận, các startups sẽ rất dễ bị lạc lối ngay từ những bước chân chập chững đầu tiên. Đặc biệt, việc xác định được hướng đi rõ ràng – từ mô hình kinh doanh, khách hàng mục tiêu đến phong cách ẩm thực – sẽ là nền tảng vững chắc cho mô hình kinh doanh của bạn giữa một thị trường đang đổi thay từng ngày.
Vai trò của người làm chủ trong nhà hàng
Thành công hay thất bại của một start-up nhà hàng phụ thuộc rất lớn vào tầm nhìn, khả năng hoạch định chiến lược và cách tổ chức vận hành của người làm chủ. Vai trò của chủ nhà hàng bao gồm:
Định hướng chiến lược và xây dựng mô hình kinh doanh
Chủ nhà hàng là người đưa định hướng kinh doanh: từ phong cách phục vụ, phân khúc khách hàng mục tiêu (bình dân, tầm trung hay cao cấp), cho đến thiết kế không gian và lựa chọn thực đơn. Tất cả các yếu tố này kết hợp lại tạo thành bản sắc riêng của nhà hàng và là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh về sau.
Việc lựa chọn mô hình kinh doanh không nên xuất phát từ cảm tính cá nhân, mà cần dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường và hành vi của nhóm khách hàng tiềm năng. Một chiến lược được lên kế hoạch bài bản sẽ giúp nhà hàng tránh đi lệch hướng và có thể phát triển đúng theo đúng mục tiêu đã đặt ra.
Điều hành và phối hợp các hoạt động vận hành
Người làm chủ còn trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành nhà hàng. Họ là người phối hợp với các bộ phận trong nhà hàng để xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng giai đoạn cụ thể, chẳng hạn như các chiến dịch tăng doanh số, chương trình khuyến mãi, hay sự kiện thu hút khách hàng. Không những vậy, họ còn đóng vai trò giám sát việc triển khai các kế hoạch đã đề ra, đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng tiến độ và hiệu quả.

Quản lý đội ngũ nhân sự
Thông qua việc theo dõi hiệu suất làm việc, chủ nhà hàng sẽ đánh giá được ai cần hỗ trợ, ai phù hợp với vị trí nào, từ đó đưa ra những điều chỉnh nhân sự phù hợp để tối ưu năng suất và giữ được tinh thần làm việc tích cực trong đội ngũ. Đồng thời, việc duy trì văn hóa làm việc tích cực và công bằng cũng là yếu tố quan trọng giúp giữ chân nhân sự lâu dài và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho nhà hàng.
Là người chịu trách nhiệm sau cùng cho mọi quyết định
Tất cả những thành công hay thất bại trong vận hành đều chịu sự chi phối bởi những quyết định của người chủ. Từ chiến lược kinh doanh đến những xử lý phát sinh hàng ngày, mọi quyết định đều cần sự tỉnh táo, linh hoạt và dám chịu trách nhiệm. Đó chính là áp lực – nhưng cũng là bản lĩnh cần có của một người lãnh đạo trong lĩnh vực F&B đầy biến động.
Kỹ năng cần có của người kinh doanh, khởi nghiệp nhà hàng, quán ăn
Khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực là một hành trình nhiều thử thách, đòi hỏi người làm chủ phải trang bị nhiều kỹ năng từ chiến lược, quản lý cho đến vận hành thực tế và đảm bảo chất lượng món ăn. Những kỹ năng dưới đây sẽ đóng vai trò nền tảng để giúp nhà hàng của bạn đi vào guồng hoạt động và phát triển ổn định.
Quản lý tài chính và kiểm soát chi phí
Bản chất của mọi hoạt động kinh doanh đều xoay quanh bài toán lợi nhuận. Người chủ cần nắm rõ tổng thể dòng tiền, biết phân tích chi phí – doanh thu và đưa ra các quyết định tài chính kịp thời. Trong quá trình vận hành, sẽ phát sinh nhiều khoản chi phí từ lớn đến nhỏ như:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Trang trí và đầu tư nội thất
- Ngân sách dành cho quảng bá và tiếp thị
- Nguyên vật liệu đầu vào
- Lệ phí làm thủ tục, giấy phép kinh doanh
- Tiền lương, thưởng, phụ cấp cho nhân sự
- Khấu hao tài sản cố định
- Dụng cụ, nhiên liệu phục vụ bếp
- Chi phí vệ sinh, bảo trì
- Các khoản chi dành cho điều hành và quản lý

Quản lý nhân sự và xây dựng văn hóa làm việc
Trong ngành F&B, nhân sự chính là bộ mặt của thương hiệu. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, truyền tải tinh thần phục vụ và phong cách của nhà hàng. Do đó, chủ nhà hàng nên có một quy trình tuyển dụng rõ ràng, từ vị trí đầu bếp đến phục vụ, từ nhân viên thu ngân đến quản lý ca.
Bên cạnh kỹ năng, thái độ và tinh thần làm việc là yếu tố không thể bỏ qua. Tạo dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên được truyền cảm hứng và hỗ trợ phát triển bản thân, sẽ giúp đội ngũ gắn bó lâu dài. Việc tổ chức các buổi đào tạo định kỳ cũng giúp nâng cao năng lực và cải thiện hiệu suất làm việc của tập thể.
Giám sát chất lượng dịch vụ và món ăn
Dù không trực tiếp đứng bếp hay phục vụ bàn, người chủ vẫn cần giữ vai trò “kiểm duyệt” cuối cùng. Từ chất lượng nguyên liệu, khẩu vị món ăn, hình thức trình bày cho đến tiêu chuẩn phục vụ, tất cả đều cần được theo dõi sát sao.

Một bữa ăn ngon là chưa đủ. Trải nghiệm trọn vẹn của khách hàng mới là thứ níu chân họ quay lại. Vì vậy, bạn cần liên tục lắng nghe phản hồi, đặt câu hỏi về điểm mạnh – điểm yếu của dịch vụ mình đang cung cấp. Trong cùng phân khúc, nếu bạn không tạo ra sự khác biệt, khách hàng sẽ dễ dàng tìm đến lựa chọn thay thế.
Tiếp thị và xây dựng thương hiệu
Trong thời đại số, việc đưa thương hiệu đến gần khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn truyền thông. Từ việc tạo dấu ấn phong cách, phát triển hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội, đến việc triển khai các chiến dịch quảng bá, tất cả đều đòi hỏi một chiến lược rõ ràng.
Có thể bạn sẽ muốn hợp tác với các KOLs để tăng độ phủ sóng thương hiệu. Tuy nhiên, việc lựa chọn người ảnh hưởng cần hết sức thận trọng. Hãy nghiên cứu kỹ hồ sơ và độ uy tín của họ trong cộng đồng.
Tại sao kinh doanh nhà hàng cần bắt đầu từ học bếp chuyên nghiệp?
Khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực không đơn thuần là việc rót vốn hay xây dựng ý tưởng kinh doanh. Trong mô hình kinh doanh F&B, căn bếp chính là nơi định hình nên thương hiệu và giữ chân thực khách lâu dài. Khi chủ nhà hàng có nền tảng nghề bếp, việc xây dựng thực đơn sẽ sát với nhu cầu thị trường hơn, đồng thời dễ dàng kiểm soát quy trình bếp, đảm bảo hương vị và tiêu chuẩn đồng nhất mỗi ngày.
- Tự xây dựng bản sắc thương hiệu: Học đầu bếp chuyên nghiệp giúp bạn làm chủ công thức, kỹ thuật và quy trình, từ đó tự xây dựng phong cách nấu ăn riêng và định hình thương hiệu theo hướng bạn muốn.
- Kiểm soát chất lượng món ăn: Học bếp giúp bạn biết cách chế biến đúng kỹ thuật, chọn nguyên liệu phù hợp và duy trì chất lượng món ăn ổn định theo yêu cầu thực khách.
- Vận hành bếp hiệu quả: Trong khóa học bếp chuyên nghiệp, bạn sẽ được hướng dẫn cách chia khu vực bếp, phân công công việc cho từng vị trí, sắp xếp thiết bị và dụng cụ sao cho tối ưu.
- Hiểu và quản lý nhân sự bếp: Khi nắm được công việc của từng vị trí trong bếp, bạn dễ dàng tuyển đúng người, hướng dẫn cụ thể và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.
- Kiểm soát chi phí và hàng tồn: Học bếp giúp bạn biết cách tính định lượng nguyên liệu, lên thực đơn hợp lý và quản lý kho hàng, từ đó giảm lãng phí và tăng lợi nhuận.
- Tạo sự tin tưởng với khách hàng: Khi món ăn được chuẩn hóa và phục vụ ổn định, khách hàng sẽ hài lòng, quay lại nhiều hơn và sẵn sàng giới thiệu cho người khác.

Những gương mặt khởi nghiệp thành công bắt đầu từ học bếp
Việc am hiểu quy trình nấu nướng, nguyên tắc vận hành và khẩu vị khách hàng giúp nhiều người vạch ra hướng đi rõ ràng khi bước vào kinh doanh. Từ vị trí đầu bếp, họ phát triển lên thành chủ nhà hàng, sáng lập chuỗi thương hiệu hoặc trở thành chuyên gia trong lĩnh vực F&B. Những gương mặt khởi nghiệp thành công bắt đầu từ học bếp phải kể đến như:
Dương Huy Khải: Đầu bếp người Việt đầu tiên được vinh danh trên Đại lộ danh vọng Cordon Bleu. Anh làm chủ nhà hàng Ana Mandara ở Mỹ, từng tiếp đón các ngôi sao Hollywood và giới thượng lưu quốc tế.

Lê Thành Đạt: Xuất thân là một đầu bếp được đào tạo bài bản, anh đã tận dụng kiến thức chuyên môn để khởi nghiệp và xây dựng thành công thương hiệu Rau Má Mix – chuỗi đồ uống nổi tiếng tại Việt Nam. Đến nay, Rau Má Mix đã phát triển hơn 60 chi nhánh trên toàn quốc, đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm – minh chứng rõ ràng cho giá trị của việc học bếp chuyên nghiệp trước khi bước vào kinh doanh F&B.

Nguyễn Quốc Nghị: Xuất thân là đầu bếp chuyên nghiệp, sau đó anh phát triển sang lĩnh vực đào tạo và tư vấn kinh doanh ẩm thực. Hiện anh là người sáng lập Học viện Nghị Academy, nơi hỗ trợ hàng ngàn người muốn khởi nghiệp trong ngành F&B.

Làm chủ nhà hàng đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về mọi khâu trong mô hình kinh doanh ẩm thực – đặc biệt là căn bếp. Khi bạn từng bước trang bị nền tảng nghề bếp, bạn sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng thực đơn, quản lý chất lượng món ăn, kiểm soát chi phí và tổ chức đội ngũ nhân sự hiệu quả. Nếu bạn thật sự nghiêm túc với lựa chọn này, đừng ngần ngại bắt đầu từ việc học bếp bài bản tại Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus ngay hôm nay!