skip to Main Content
Trường Cao đẳng Quốc Tế Pegasus Có Hơn 20 Năm Kinh Nghiệm Trong Lĩnh Vực đào Tạo Ngành đầu Bếp

Tìm hiểu về nghề đầu bếp & Tiêu chuẩn của nghề đầu bếp là gì?

Nghề đầu bếp là một trong những nghề thú vị và đầy thử thách, không chỉ đơn thuần là chế biến món ăn, đầu bếp còn là người tạo ra những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và hấp dẫn. Trong bài viết này, hãy cùng Pegasus tìm hiểu về nghề đầu bếp, các công việc chính, kỹ năng cần có, lộ trình thăng tiến mức lương và địa chỉ học nghề uy tín.

Nghề đầu bếp là gì?

Đầu bếp là một nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ẩm thực, yêu cầu sự kết hợp hài hòa giữa kỹ năng nấu nướng, kiến thức chuyên môn và khả năng sáng tạo. Không chỉ đơn thuần là người chế biến món ăn, đầu bếp còn là nghệ sĩ mang đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho thực khách.

Với kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên sâu, đầu bếp có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau như Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn trường học hoặc trong các doanh nghiệp sự kiện, tiệc cưới hoặc tiệc tùng tại nhà,…

Để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, cần có kinh nghiệm tổng hợp trong nhiều lĩnh vực như lập menu, cân đối giá cả, trình bày món ăn đẹp mắt. Đặc biệt, hiểu biết sâu rộng về ẩm thực thế giới giúp đầu bếp nâng cao tay nghề và tạo dấu ấn riêng. Nghề bếp không chỉ đơn thuần là nấu ăn mà còn đòi hỏi nhiều kỹ năng và đào tạo bài bản.

Nghề đầu bếp yêu cầu có kiến thức rộng về ẩm thực
Nghề đầu bếp yêu cầu có kiến thức rộng về ẩm thực

Các công việc của nghề đầu bếp

Nghề đầu bếp bao gồm nhiều công việc khác nhau, và mỗi công việc đều đòi hỏi kỹ năng và kiến thức riêng. Dưới đây là những công việc chính của nghề đầu bếp:

Công tác chuẩn bị

Trước khi bắt đầu ca làm việc, đầu bếp kiểm tra thực phẩm và nguyên liệu còn lại từ ca trước để đưa ra phương án xử lý phù hợp. Việc này giúp tiết kiệm nguyên liệu và lập kế hoạch đặt hàng cho ca làm việc của họ.

Ngoài ra, đầu bếp phối hợp với đồng nghiệp để tính toán số lượng nguyên liệu cần nhập, đồng thời kiểm tra chất lượng đầu vào nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp đó, họ chuẩn bị nguyên liệu, thiết bị cần thiết hoặc giao nhiệm vụ này cho phụ bếp nếu có.

Trong trường hợp thực đơn có thay đổi hoặc phát sinh, đầu bếp cần chủ động báo với các bộ phận liên quan để không ảnh hưởng đến quy trình làm việc.

Chế biến và trình bày món ăn

Quá trình chế biến là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi đầu bếp phải thành thạo các kỹ năng nấu nướng như chiên, hấp, nướng… để tạo ra món ăn có hương vị thơm ngon.

Ngoài chất lượng món ăn, đầu bếp còn cần phải chú trọng đến cách trình bày, đảm bảo món ăn hấp dẫn và gây ấn tượng với thực khách. Một món ăn hoàn chỉnh không chỉ ngon mà còn phải đẹp mắt và thể hiện phong cách ẩm thực đặc trưng của nhà hàng.

Mỗi công việc của đầu bếp đều yêu cầu sự tỉ mỉ, trình bày món ăn đẹp mắt
Mỗi công việc của đầu bếp đều yêu cầu sự tỉ mỉ, trình bày món ăn đẹp mắt

Bảo quản dụng cụ và không gian bếp

Một người đầu bếp chuyên nghiệp không chỉ yêu cầu kỹ năng nấu nướng mà còn cần sự ngăn nắp, kỷ luật trong việc bảo quản thiết bị và nguyên liệu. Việc duy trì khu vực bếp sạch sẽ, sắp xếp dụng cụ hợp lý và bảo quản thực phẩm đúng cách không chỉ giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn giúp công việc nấu nướng trở nên hiệu quả hơn. Đây là những yếu tố quan trọng để tạo nên một đầu bếp chuyên nghiệp.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều bắt buộc đối với ngành đầu bếp. Trong quá trình chế biến món ăn, đầu bếp cần  thực hiện nghiêm túc các quy trình vệ sinh, bảo quản thực phẩm đúng cách và kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào.

Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa rủi ro mà còn nâng cao chất lượng món ăn, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, mà còn giúp khách sạn duy trì sự uy tín và chuyên nghiệp của mình.

Các nhiệm vụ khác

Cuối mỗi ca làm việc, đầu bếp cần có trách nhiệm bảo quản nguyên liệu còn lại, sau đó bàn giao cho người tiếp theo và thực hiện công tác đóng ca như: Kiểm tra máy móc, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh.

Ngoài ra, các đầu bếp cũng thực hiện một số nhiệm vụ bao gồm:

  • Tổng hợp đơn hàng, chuyển số liệu cho thu ngân tính doanh thu cuối ngày.
  • Báo cáo các vấn đề tồn đọng, sự cố trong bếp hoặc phản hồi của khách hàng để kịp thời xử lý.

>>> Xem thêm: Lương nghề đầu bếp bao nhiêu? Cập nhật mới nhất năm 2025

Những yêu cầu của nghề đầu bếp

Để trở thành một đầu bếp giỏi, bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định sau đây:

  • Kiến thức

Ngoài kiến thức ẩm thực, đầu bếp còn đảm nhiệm nhiều công việc như chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, nấu nướng, lên menu và trình bày món ăn. Vì vậy, để gắn bó lâu dài với nghề, bạn cần không ngừng trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng mềm để thích ứng với yêu cầu công việc thực tế.

  • Chăm chỉ, học hỏi

Đầu bếp cần có sự chăm chỉ và tinh thần học hỏi, tìm kiếm công thức nấu ăn từ nhiều nguồn khác nhau để mở rộng kiến thức và phát triển chuyên môn. Việc tự học không chỉ giúp nâng cao tay nghề mà còn tạo cơ hội sáng tạo ra những món ăn độc đáo, mang phong cách riêng.

  • Tỉ mỉ, thận trọng

Ngành chế biến thực phẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong từng công đoạn. Vì vậy, đầu bếp cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc để tránh sự cố. Sự thận trọng không chỉ đảm bảo an toàn lao động mà còn giúp nâng cao kỹ năng, tạo thói quen làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

  • Nhạy cảm với mùi vị

Một người đầu bếp giỏi phải hiểu rõ về ẩm thực đặc biệt là cảm nhận tốt về mùi vị. Kỹ năng này phải được trau dồi qua từ những kinh nghiệm thực tế cùng sự hướng dẫn từ các thầy cô giỏi. Thực hành nhiều kết hợp cùng các kiến thực có được theo thời gian sẽ đem đến cho bạn những cơ hội đáng mơ ước.

  • Kỹ năng sáng tạo

Chế biến các món ăn cũng như việc vẽ nên một bức tranh nghệ thuật mỹ miều, tất cả đều đòi hỏi sự sáng tạo đột phá. Mỗi người đầu bếp sáng tạo nên các món ăn thông qua cách bày trí đẹp cũng đã nói lên dấu ấn riêng của họ. Kỹ năng sáng tạo ở tùng món ăn sẽ đem đến cho thực khách những trải nghiệm mới mẻ, cảm nhận được nét riêng của từng món ăn mà đầu bếp chuẩn bị.

  • Kỹ năng tổ chức, quản lý

Quá trình phát triển sự nghiệp về lâu dài đòi hỏi bạn phải là người có kỹ năng triển khai và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến nghề đầu bếp. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ các thông tin chi tiết, giúp bạn hoàn thành tốt công việc của mình cũng như công việc chung của bộ phận bếp.

  • Kỹ năng lập kế hoạch

Nghề đầu bếp thường được tuyển dụng tại các khu vực du lịch, nghỉ dưỡng, sự kiện. Chính vì thế, trong các buổi tiệc bạn cần phải phối hợp với những yêu cầu từ cấp trên và khách hàng để mang đến những món ăn ngon, hình thức đẹp mắt. Đảm bảo sao cho không xảy ra các sơ suất thiếu hụt đồ ăn hoặc lên món chậm trễ gây khó chịu cho thực khách.

  • Kỹ năng quản lý tài chính

Kỹ năng quản lý tài chính là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn đo lường chi phí, tính toán phù hợp giá thành cho từng món ăn. Từ đó bạn có thể đề xuất các kế hoạch giá thành của các món ăn, nâng cao lợi nhuận chi phí.

Nghề đầu bếp cần nắm vững các kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản
Nghề đầu bếp cần nắm vững các kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản

Lộ trình thăng tiến của nghề bếp

Tùy thuộc vào quy mô và sản phẩm phục vụ của các nhà hàng, khách sạn mà vị trí đầu bếp sẽ được chỉ định cụ thể, và phân chia vào các bộ phận bếp nóng, bếp lạnh, bếp Âu, bếp Á (Việt, Trung, Nhật,…), bếp bánh, bếp salad,…

Tuy nhiên, một bộ phận bếp chuẩn chỉnh cần được phân bổ những vị trí từ thấp đến cao, tương ứng với lộ trình thăng tiến trong nghề bếp như sau:

  • Phụ bếp (Commis Chef)

Đây là vị trí khởi đầu nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành bếp. Phụ bếp giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc về kỹ năng sơ chế nguyên liệu, tổ chức công việc và làm quen với môi trường bếp chuyên nghiệp. Nếu tích lũy đủ kinh nghiệm và rèn luyện tay nghề, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như đầu bếp chính hoặc bếp trưởng.

  • Đầu bếp (Chef de Partie/Line Cook)

Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm, bạn có thể đảm nhận công việc của một đầu bếp chính, cụ thể như bếp nóng, bếp lạnh, hoặc bếp bánh. Ở cấp bậc này, bạn cần phải thành thạo các kỹ thuật chế biến và đảm bảo được chất lượng từng món ăn trước khi đưa đến khách hàng.

  • Phó ca (Demi Chef )

Demi Chef là vị trí tổ phó trong bếp, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động suôn sẻ của khu bếp nhà hàng, khách sạn. Công việc chính của Demi Chef là hỗ trợ tổ trưởng điều phối công việc hàng ngày, sắp xếp ca làm cho nhân viên, hướng dẫn người mới và đảm nhận vai trò quản lý khi tổ trưởng vắng mặt.

  • Trưởng ca (Chef de Partie)

Chef de Partie (hay còn gọi là Tổ trưởng ca) là người chịu trách nhiệm quản lý một nhóm hoặc một khu vực bếp trong nhà hàng, khách sạn. Đây là vị trí quan trọng, giúp Bếp trưởng điều phối công việc và nhân sự hiệu quả.

Nhiệm vụ chính của trưởng ca là: Chế biến món ăn, đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động, duy trì tiêu chuẩn vận hành trong khu vực bếp của mình. Ngoài ra, họ còn chịu trách nhiệm đặt hàng nguyên liệu cần thiết, góp phần đảm bảo hoạt động tại bếp diễn ra trơn tru.

  • Bếp phó (Sous Chef)

Bếp phó có nhiệm vụ hỗ trợ bếp trưởng quản lý toàn bộ khu bếp, giám sát đội ngũ thực hiện và xử lý các vấn đề phát sinh. Vị trí này yêu cầu phải có kỹ năng quản lý, tổ chức và khả năng điều phối hiệu quả để giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru.

  • Bếp trưởng điều hành (Head Chef/Executive Chef)

Bếp trưởng điều hành là vị trí cao cấp, dành cho những đầu bếp có nhiều năm kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo xuất sắc. Bếp trưởng điều hành sẽ giám sát nhiều khu vực bếp trong chuỗi nhà hàng hoặc khách sạn lớn, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý từ việc sáng tạo món ăn đến kiểm soát ngân sách.

  • Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực

Đây là vị trí cao nhất, chịu trách nhiệm toàn diện cho khối dịch vụ ẩm thực của một khách sạn, nhà hàng, hoặc các khu nghỉ dưỡng. Vị trí này không chỉ giám sát khu bếp mà còn lên kế hoạch kinh doanh, quản lý ngân sách và tối ưu trải nghiệm khách hàng. Vị trí này yêu cầu khả năng lãnh đạo, kiến thức sâu rộng về ẩm thực và khả năng điều hành tốt.

Cơ hội nghề nghiệp của nghề đầu bếp

Hiện nay, ngành du lịch của Việt Nam phát triển không ngừng, kéo theo nhiều nhà hàng, khách sạn được xây dựng ở mọi địa điểm du lịch nổi tiếng. Do đó, nhu cầu nhân lực ở vị trí đầu bếp tại những nơi này thường rất cao.

Nếu là sinh viên đang trong thời gian thực tập hoặc mới ra trường, bạn có thể làm các công việc phụ bếp với mức lương khởi điểm chưa cao. Tuy nhiên, công việc này sẽ giúp bạn trau dồi được nhiều kỹ năng và kiến thức để thăng tiến lên các vị trí cao hơn như đầu bếp, bếp trưởng,… Sau thời gian tích lũy kinh nghiệm và am hiểu về nhiều nền ẩm thực, bạn sẽ có thể làm đầu bếp tại các khách sạn lớn. Đặc biệt, lương của đầu bếp tại đây cũng sẽ rất cao cùng với nhiều khoản thưởng hậu hĩnh.

Học nghề đầu bếp có cơ hội phát triển đa dạng - mức lương hấp dẫn
Học nghề đầu bếp có cơ hội phát triển đa dạng – mức lương hấp dẫn

>>> Xem thêm: Học nghề đầu bếp bao nhiêu tiền? Nên học ở đâu tốt nhất 2025

Lương của nghề đầu bếp bao nhiêu?

Mức lương của nghề đầu bếp sẽ có sự chênh lệch tùy vào từng vị trí. Cụ thể:

  • Đầu bếp mới vào nghề

Sau khi hoàn thành các khóa học hay đạt chứng chỉ về nghề bếp, bạn sẽ có thể được phân công vào các vị trí như phụ bếp hoặc trợ lý bếp. Những công việc này không quá khó khăn và mức lương sẽ dao động từ 7 – 8 triệu đồng/ tháng.

  • Đầu bếp đã có từ 2 – 5 năm kinh nghiệm

Với những người làm đầu bếp có từ 2 – 5 năm kinh nghiệm, tương đương với năng lực mức lương sẽ khá cao (khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng). Nhiệm vụ của họ cũng sẽ có liên quan nhiều đến nghiệp vụ chuyên môn, đòi hỏi tính chính xác và khả năng chế biến tốt.

  • Đầu bếp danh tiếng

Đầu bếp danh tiếng là những người có nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu kỹ năng chế biến món ăn độc đáo, sáng tạo và được nhiều khách hàng yêu thích. Mức lương xứng đáng dành cho vị trí này dao động từ 40 – 50 triệu đồng/tháng.

Mỗi vị trí trên sẽ có những mức lương khác nhau, tuy nhiên con số này có thể thay đổi tùy vào môi trường làm việc, khả năng và sự cố gắng của mỗi người.

Nên học nghề đầu bếp ở đâu?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên học nghề đầu bếp ở đâu chất lượng, có việc làm ngay khi ra trường thì trường Cao đẳng quốc tế Pegasus chính là môi trường học tập chất lượng, giúp bạn nắm chắc kiến thức & kỹ năng của một đầu bếp chuyên nghiệp.

Là thành viên của Tập đoàn Giáo dục KinderWorld (Singapore) – với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus tự hào là đơn vị  hàng đầu trong việc thiết kế chương trình giảng dạy và đào tạo trong các ngành khách sạn, kinh doanh & ẩm thực, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thực chiến và nắm bắt xu hướng trong ngành một cách nhanh chóng.

Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo ngành đầu bếp
Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo ngành đầu bếp

Những lý do bạn nên theo học nghề đầu bếp tại trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus:

  • Cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ: Hệ thống bếp thực hành chuyên nghiệp được trang bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị theo tiêu chuẩn nhà hàng – khách sạn cao cấp, giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
  • Mô hình thực hành nhóm nhỏ, tối ưu hóa thời gian thực hành: Mỗi buổi học sinh viên được chia nhóm nhỏ từ 2-3 người, giúp tối đa hóa thời gian thực hành. Nhờ đó, giảng viên có thể hướng dẫn sát sao từng học viên và đảm bảo sinh viên được thực hành toàn tối đa các bước của và hoàn thiện các kỹ năng.
  • Nguyên liệu thực hành đa dạng, đầy đủ: Tại trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus, sinh viên được cung cấp đầy đủ nguyên liệu thực phẩm cho các buổi học thực hành. Điều này giúp sinh viên không chỉ rèn luyện kỹ năng chế biến mà còn làm quen với tiêu chuẩn nguyên liệu theo quy trình nhà hàng – khách sạn, sẵn sàng bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.
  • Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao: Đội ngũ giảng viên tại nhà trường có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn cao trong lĩnh vực ẩm thực, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nấu nướng và nắm bắt xu hướng trong ngành một cách nhanh chóng. Ngoài ra, các giảng viên không chỉ có nhiều năm kinh nghiệm về kỹ thuật nấu nướng mà còn có kinh nghiệm thực tế tại các nhà hàng, khách sạn, luôn tận tâm giảng dạy và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
  • Chương trình học chất lượng cao, tập trung vào thực hành: Sinh viên theo học chương trình Kỹ thuật Chế biến Món ăn tại trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus được đào tạo theo lộ trình bài bản từ các kỹ năng nấu nướng đến kiến thức quản lý,với các chương trình học từ Sơ cấp đến Cao đẳng. Chương trình giảng dạy với 70% thời lượng thực hành, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp vững chắc, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của ngành ẩm thực chuyên nghiệp.
  • 100% Cơ hội thực tập và giới thiệu việc làm: Với mạng lưới đối tác mạnh mẽ với các doanh nghiệp lớn, sinh viên trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus được đảm bảo thực tập tại các nhà hàng, khách sạn cao cấp, đồng thời nhận hỗ trợ giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, sinh viên có cơ hội tham gia chương trình thực tập hưởng lương tại Mỹ với mức thu nhập hẫn dẫn, mang đến nhiều trải nghiệm học tập và làm việc toàn cầu.

Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus cam kết cung cấp những chương trình đào tạo đầu bếp chất lượng, lộ trình học tập và đầu ra rõ ràng, giúp sinh viên tự tin làm việc trong môi trường ẩm thực chuyên nghiệp, cũng như thành công chinh phục nghề đầu bếp. Liên hệ ngay với nhà trường để được tư vấn chi tiết thông tin khóa học cùng các chính sách ưu đãi khi nhập học sớm tại trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus!

Pegasus cung cấp lộ trình học rõ ràng cho sinh viên, cùng cơ thực tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp
Pegasus cung cấp lộ trình học rõ ràng cho sinh viên, cùng cơ thực tập ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp

Trên đây là những thông tin chi tiết về nghề đầu bếp, từ các công việc chính, lộ trình nghề nghiệp, mức thu nhập và địa chỉ học nghề bếp uy tín, chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức hữu ích, nếu bạn đang tìm hiểu về nghề đầu bếp và chưa biết nên học ở đâu, hãy liên hệ ngay với trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus để được tư vấn về lộ trình học chi tiết!

location-default.webp location-hover.webp

Tham quan trường

application-form-default.webp application-form-hover.webp

Đăng Ký Tư Vấn