skip to Main Content

Học Đầu Bếp Có Cần Bằng Cấp Không?

Có lẽ đây là câu hỏi của không ít các bạn trẻ khi có nguyện vọng theo học ngành đầu bếp hoặc những bạn đã tốt nghiệp và đang tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong bài này, mình sẽ phân tích cho các bạn hiểu hơn về bằng cấp học nấu ăn với tương lai của các bạn để các bạn hiểu rõ hơn lộ trình học tập và thăng tiến của bản thân.

HỌC NẤU ĂN CÓ CẦN BẰNG CẤP 3 KHÔNG?

 

Theo điều 61 Bộ Luật Lao Động 2012 thì công dân từ đủ 14 tuổi là có thể đăng ký học nghề. Tuy nhiên nếu đã tốt nghiệp cấp 2 (THCS) thì có thể đăng ký học Trung cấp nghề; nếu chưa tốt nghiệp cấp 2 thì chỉ có thể đăng ký học hệ sơ cấp nghề. Do đó, về bản chất thì việc học nấu ăn không cần đến bằng cấp 3 (THPT). Nếu bạn đam mê và yêu thích ngành nấu ăn, muốn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp thì hoàn toàn có thể đăng ký theo học đúng nguyện vọng của mình.

VẬY BẰNG CẤP HỌC NẤU ĂN CÓ THỰC SỰ CẦN THIẾT?

Có nhiều trường hợp đi học nấu ăn theo các khóa ngắn hạn hoặc đi làm phụ bếp tại các nhà hàng, từ đó học hỏi kiến thức và trở thành đầu bếp. Do đó, có một số ý kiến cho rằng việc đầu tư tiền và thời gian cho các khóa học chính quy và bài bản là không cần thiết. Rõ ràng, nhiều bếp trưởng đi lên là những người có kinh nghiệm làm việc lâu dài mặc dù không qua một trường lớp đào tạo nào.

Có lẽ nếu 20 năm trước đây thì ý kiến trên có thể là chính xác nhưng trong thời buổi hiện nay thì không thực sự đúng. Khối ngành dịch vụ trong có ngành ẩm thực – chế biến món ăn đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, cần những nhân sự được đào tạo bài bản và nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Thực tế nếu bạn chưa biết gì, vẫn có những quán kinh doanh tuyển dụng bạn với vị trí sơ chế, phụ bếp. Tuy nhiên, mức lương bạn có cũng rất thấp và thường phải làm việc vặt, thậm chí không có cơ hội để trở thành bếp chính. Nếu may mắn, học được một chút về nấu ăn thường chỉ dừng lại ở các công thức nhất định, có thể tạm gọi là đầu bếp nghiệp dư. Việc thiếu các kiến thức về dinh dưỡng, nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn, xây dựng thực đơn, các món Âu, Á… sẽ là cản trở không nhỏ để có được việc làm mơ ước tại nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao với vị trí bếp chính, bếp trưởng lương hàng chục triệu đồng.

Các nhà tuyển dụng của nhà hàng, khách sạn 4 – 5 sao thường nói rằng học không quá chú trọng đến bằng cấp nhưng luôn tuyển các ứng viên đã qua các kỳ đào tạo bài bản.

Học nấu ăn không chỉ là học công thức chế biến mà là cả quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhận được những bí quyết của nhiều giảng viên giàu kinh nghiệm. Đây là vũ khí sắc bén giúp sinh viên đánh bại những người đầu bếp 3-4 năm trong nghề nhưng không qua đào tạo chính quy trong những đợt tuyển dụng.

 (Nguồn: Internet)