
Giám sát nhà hàng là gì? Mô tả công việc của giám sát nhà hàng
Giám sát nhà hàng là công việc đòi hỏi sự am hiểu sâu về nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng xử lý tình huống linh hoạt. Dù chịu nhiều áp lực, nhưng đây vẫn là công việc mang lại mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội phát triển rõ rệt trong ngành F&B. Vậy giám sát nhà hàng là gì? Công việc của giám sát nhà hàng sẽ bao gồm những gì? Tất cả sẽ được Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasu giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!

Contents
Giám sát nhà hàng là gì?
Giám sát nhà hàng (Restaurant Supervisor) là người chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi và đảm bảo các hoạt động hàng ngày trong nhà hàng diễn ra suôn sẻ, đúng quy trình và đạt chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn. Đồng thời, họ cũng là người giám sát hiệu suất làm việc của từng bộ phận, nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Công việc của giám sát nhà hàng
Giám sát nhà hàng là vị trí yêu cầu sự linh hoạt và khả năng bao quát toàn bộ hoạt động vận hành. Các nhiệm vụ chính mà một giám sát nhà hàng cần thực hiện bao gồm:
Quản lý nhân viên
Giám sát nhà hàng đóng vai trò tổ chức và kiểm soát hoạt động của đội ngũ nhân viên, đảm bảo công việc được triển khai hợp lý, hiệu quả và đúng tiến độ.
- Phân công nhiệm vụ và sắp xếp lịch làm việc phù hợp cho từng nhân viên.
- Theo dõi và kiểm soát ca trực, hạn chế tối đa việc gián đoạn trong vận hành.
- Giám sát quá trình làm việc của nhân viên, từ thái độ phục vụ đến chất lượng thực hiện công việc.
- Đưa ra góp ý hoặc điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao năng suất làm việc và tinh thần đội nhóm.
Theo dõi, quan sát tiêu chuẩn phục vụ của nhà hàng
Để duy trì hình ảnh chuyên nghiệp, giám sát nhà hàng cần thường xuyên theo dõi tiêu chuẩn phục vụ và đề ra các giải pháp cải thiện khi cần thiết.
- Kiểm tra việc tuân thủ nội quy, quy chế làm việc trong từng bộ phận.
- Hiểu yêu cầu ăn uống của khách hàng để tổ chức đội ngũ phục vụ một cách phù hợp.
- Đưa ra các đề xuất liên quan đến việc tuyển dụng nhằm bảo đảm đội ngũ nhân sự đủ năng lực và phù hợp với yêu cầu nhà hàng.

Quản lý tài sản, vật tư tại nhà hàng
Ngoài nhân sự, giám sát nhà hàng còn chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị nhằm đảm bảo quá trình phục vụ diễn ra liên tục và chuyên nghiệp.
- Thực hiện kiểm kê định kỳ các vật tư, thiết bị trong nhà hàng.
- Đề xuất việc bổ sung, thay thế hoặc mua mới tài sản khi cần thiết.
- Giám sát việc sử dụng vật tư, hạn chế thất thoát và lãng phí trong quá trình vận hành.
Báo cáo, phối hợp với các phòng ban khác
Giám sát không làm việc đơn lẻ mà cần phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong nhà hàng để duy trì hiệu quả hoạt động chung.
- Phối hợp với bộ phận bếp, thu ngân, lễ tân hay các bộ phận liên quan khi có vấn đề phát sinh.
- Báo cáo định kỳ về tình hình vận hành như: tình hình tiêu thụ hàng hóa, nhân sự, dịch vụ,…
- Tổng hợp ý kiến từ các bộ phận để cải tiến quy trình phục vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Giải quyết các sự cố phát sinh
Môi trường dịch vụ không tránh khỏi những sự cố phát sinh, đòi hỏi giám sát phải có kỹ năng xử lý linh hoạt và khéo léo để không mất lòng khách hàng.
- Tiếp nhận yêu cầu, thắc mắc hoặc đề xuất từ phía khách và chuyển giao đến các bộ phận liên quan.
- Chủ động lắng nghe và ghi nhận ý kiến đóng góp để cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Giải quyết khiếu nại một cách hợp lý, đảm bảo cả quyền lợi của khách hàng và uy tín nhà hàng.
Làm thế nào để trở thành Supervisor trong các Nhà hàng – Khách sạn?
Để phát triển và thăng tiến trong môi trường này, đặc biệt là đạt đến vị trí Supervisor, bạn cần hội tụ nhiều yếu tố cả về kinh nghiệm, kiến thức lẫn thái độ làm việc.
Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Một trong những bước đầu tiên để trở thành Supervisor trong ngành Nhà hàng – Khách sạn là bắt đầu từ những vị trí cơ bản như nhân viên phục vụ, lễ tân hoặc buồng phòng. Trong quá trình làm việc, bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm và thái độ cầu tiến. Nếu duy trì được hiệu suất ổn định và tạo được niềm tin với cấp trên, sau khoảng 2 – 3 năm, bạn hoàn toàn có cơ hội được đề bạt lên vị trí giám sát.
Nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn
Để đảm nhiệm tốt vai trò Supervisor, bạn cần hiểu rõ các quy trình vận hành và tiêu chuẩn phục vụ trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Việc tham gia các khóa học về quản lý, an toàn thực phẩm, dịch vụ khách hàng hay kỹ năng mềm là rất cần thiết. Các kỹ năng như giao tiếp, quan sát, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết xung đột sẽ giúp bạn xử lý tình huống linh hoạt và dẫn dắt đội nhóm hiệu quả hơn.
Thể hiện thái độ làm việc tích cực, trách nhiệm
Supervisor không chỉ là người giám sát công việc mà còn là tấm gương cho nhân viên noi theo. Vì vậy, bạn cần duy trì thái độ làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình và chủ động. Luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp, giao tiếp tích cực và xử lý vấn đề một cách khéo léo. Khi bạn thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao và gây ấn tượng tốt với khách hàng cũng như quản lý, cơ hội thăng tiến sẽ rộng mở hơn rất nhiều.

Tham gia các khóa học và chương trình đào tạo
Ngoài kinh nghiệm thực tế, việc tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu là cách hiệu quả để bạn chuẩn bị cho vị trí Supervisor. Bạn có thể đăng ký các lớp về quản lý Nhà hàng – Khách sạn, quản lý nhân sự hoặc chất lượng dịch vụ. Một số nhà hàng, khách sạn cũng tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ dành riêng cho vị trí giám sát. Nếu bạn thể hiện tốt năng lực trong công việc, cơ hội được tham gia những chương trình này – và tiến xa hơn trong sự nghiệp – sẽ luôn rộng mở.
Mức lương của Supervisor như thế nào?
Thu nhập của một Supervisor thường nằm trong khoảng từ 10 đến 20 triệu đồng mỗi tháng, tùy theo năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh lương cơ bản, vị trí này còn có thể nhận thêm các khoản thưởng hiệu suất (KPI), hoa hồng hoặc các phúc lợi khác, giúp tổng thu nhập hàng tháng có thể đạt đến 30 triệu đồng hoặc hơn.
Những kiến thức và kỹ năng của giám sát nhà hàng, khách sạn
Để từng bước trở thành một Supervisor chuyên nghiệp trong ngành dịch vụ khách sạn – nhà hàng, hãy bắt đầu từ việc rèn luyện các kỹ năng nền tảng dưới đây:
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Người đảm nhận vai trò giám sát cần biết cách lập kế hoạch và sắp xếp công việc một cách hợp lý, đảm bảo mọi quy trình vận hành đúng với quy định của đơn vị kinh doanh dịch vụ như nhà hàng hoặc khách sạn.
- Khả năng giao tiếp và chịu áp lực cao: Supervisor cần có khả năng lắng nghe tốt, xử lý tình huống khéo léo và truyền đạt thông tin chính xác. Đồng thời, trong các tình huống khẩn cấp hoặc căng thẳng, Supervisor cần giữ được sự bình tĩnh để trở thành tấm gương cho đội ngũ nhân viên noi theo.
- Am hiểu lĩnh vực ẩm thực và đồ uống (F&B): Việc có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực F&B sẽ giúp Supervisor dễ dàng kiểm soát hoạt động tại các khu vực như nhà hàng, quầy bar hay sảnh phục vụ khách.
- Khả năng tổng hợp và báo cáo: Một Supervisor giỏi cần chuẩn bị các dự báo kinh doanh, lập báo cáo doanh thu hàng tháng và tường trình hoạt động hàng ngày để cập nhật cho quản lý cấp cao.
- Tinh thần làm việc nhóm: Làm việc nhóm là yếu tố then chốt để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Kỹ năng phối hợp tốt giữa các thành viên sẽ giúp giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Trình độ ngoại ngữ: Giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác là một điểm cộng lớn khi ứng tuyển vị trí giám sát, đặc biệt trong môi trường khách sạn – nhà hàng có khách quốc tế.

Nâng cao kỹ năng qua khóa học Quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS
Khóa học Quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS được trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) và lồng ghép nội dung phát triển bền vững theo dự án Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ (SSTP). Đây là cơ hội để người học – đặc biệt là những ai đang hướng đến vai trò giám sát – có được cái nhìn tổng thể và thực tế về mô hình điều hành nhà hàng, khách sạn hiện đại.
Với nội dung đào tạo sát thực tế cùng đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, khóa học sẽ giúp các học viên:
- Nắm bắt được các xu hướng quản lý nhà hàng – khách sạn hiện nay, cùng định hướng phát triển bền vững, yếu tố then chốt để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Hiểu rõ chức năng, vai trò và trách nhiệm của vị trí giám sát, từ đó định hình được phong cách quản lý phù hợp, hiệu quả với từng mô hình kinh doanh.
- Biết cách áp dụng tiêu chuẩn nghề VTOS trong công tác điều hành thực tế, giúp vận hành các bộ phận như phục vụ, bếp, buồng phòng, lễ tân,… đồng bộ và nhịp nhàng.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, tài sản trong nhà hàng – khách sạn để đảm bảo hiệu suất vận hành tối ưu.
- Thành thạo trong việc xây dựng định biên nhân sự hợp lý, phân bổ công việc hiệu quả nhằm duy trì chất lượng dịch vụ ổn định.
- Có khả năng đọc hiểu các báo cáo tài chính, biết cách theo dõi doanh thu – chi phí và lập kế hoạch ngân sách phù hợp cho từng giai đoạn kinh doanh.
- Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch marketing và bán hàng, triển khai các chiến dịch thu hút khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu một cách bền vững.

Đầu tư vào học tập và đào tạo bài bản chính là chìa khóa để mở rộng cơ hội thăng tiến trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Tại Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus, chương trình đào tạo Quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS được thiết kế sát với thực tiễn, giúp học viên rèn luyện kỹ năng quản lý, xử lý tình huống và tư duy vận hành chuyên nghiệp – những yếu tố cốt lõi để trở thành một nhà quản lý thành công trong môi trường dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế. Hãy chủ động trau dồi kiến thức và kỹ năng từ hôm nay để sớm trở thành một giám sát nhà hàng chuyên nghiệp!