skip to Main Content
Tbsp Là Gì? Tsp Là Gì? Đây Là Những Hệ đo Lường Thông Dụng Trong ẩm Thực, Pha Chế

Tbsp là gì? Tsp là gì? Cách quy đổi đơn vị đo lường trong nấu ăn, pha chế và làm bánh

Trong lĩnh vực nấu ăn, pha chế và làm bánh, “tbsp” (tablespoon – muỗng canh) và “tsp” (teaspoon – muỗng cà phê) là những đơn vị đo lường cơ bản mà bất kỳ đầu bếp hoặc bartender nào cũng cần nắm rõ. Vậy tbsp là gì? tsp là gì? Làm thế nào để quy đổi chúng sang các hệ đo lường thông dụng? Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus, với thế mạnh đào tạo ngành Khách sạn, Ẩm thực theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như có thêm kiến thức về hai đơn vị đo lường này trong bài viết dưới đây.

Tbsp là gì? Tsp là gì? Đây là những hệ đo lường thông dụng trong ẩm thực, pha chế
Tbsp là gì? Tsp là gì? Đây là những hệ đo lường thông dụng trong ẩm thực, pha chế

Tbsp là gì?

Tbsp (viết tắt của từ Tablespoon) hay còn gọi là muỗng canh, là đơn vị đo lường thể tích thường được sử dụng trong nấu ăn, làm bánh và pha chế. Tại Việt Nam, các đầu bếp thường quen với các đơn vị như gr, kg, ml, lít để định lượng nguyên liệu. Tuy nhiên, trong các công thức nấu ăn quốc tế, Tablespoon (Tbsp) là một đơn vị tiêu chuẩn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua bộ muỗng đo lường Tbsp tại các cửa hàng bán dụng cụ làm bếp hoặc trên các trang thương mại điện tử.

Tbsp là gì? Tbsp là đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến trong các công thức nấu ăn, pha chế tại nước ngoài
Tbsp là gì? Tbsp là đơn vị đo lường được sử dụng phổ biến trong các công thức nấu ăn, pha chế tại nước ngoài

Tsp là gì?

Tsp (Teaspoon) hay muỗng cà phê, là đơn vị đo lường thể tích nhỏ hơn Tbsp và thường dùng để đo lường gia vị, bột nở, tinh dầu, các nguyên liệu có hàm lượng ít. Các bộ dụng cụ đo lường Tsp thường có nhiều kiểu dáng, chất liệu và kích cỡ như: 1 Tsp, 1/2 Tsp, 1/4 Tsp, 1/8 Tsp, giúp đo lường chính xác từng nguyên liệu nhỏ trong chế biến thực phẩm và đồ uống.

Tsp là đơn vị đo lường thể tích nhỏ hơn Tbsp
Tsp là đơn vị đo lường thể tích nhỏ hơn Tbsp

Nên sử dụng Tbsp hay Tsp trong nấu ăn, pha chế và làm bánh?

Trong nấu ăn, pha chế và làm bánh, việc đo lường chính xác là vô cùng quan trọng để đảm bảo món ăn có hương vị chuẩn chỉnh, đồ uống có tỷ lệ cân đối và mẻ bánh có kết cấu hoàn hảo. Nhìn chung, cả Tbsp (Tablespoon) và Tsp (Teaspoon) thường được sử dụng để đong nguyên liệu lỏng và khô, nhưng tùy vào công thức mà bạn sẽ cần chọn đơn vị phù hợp. Cụ thể:

  • Dùng Tbsp khi cần đo nguyên liệu có lượng lớn hơn, thường áp dụng cho nước sốt, dầu ăn, bơ lỏng, syrup…
  • Dùng Tsp để đo gia vị mạnh, nguyên liệu có hàm lượng nhỏ, như muối, bột nở, tinh dầu,…

Mặt khác, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khi làm bánh, luôn tuân thủ công thức gốc và không tự ý đổi từ Tsp sang Tbsp (hoặc ngược lại), vì điều này có thể làm thay đổi kết cấu của bánh.
  • Trong pha chế, các loại tinh dầu, rượu mạnh hoặc bột gia vị nên dùng Tsp để tránh làm hương vị bị quá gắt.

Hướng dẫn cách quy đổi đơn vị đo Tbsp và Tbs cho các đầu bếp, bartender

Sau khi hiểu rõ về Tsp và Tbsp là gì, bạn cần biết cách quy đổi tiêu chuẩn giữa các đơn vị đo lường này. Sự chính xác và cẩn thận trong quá trình đong đếm nguyên liệu phù hợp và đúng công thức sẽ quyết định đến hương vị cũng như chất lượng món ăn. Dưới đây là cách quy đổi Tbsp và Tsp cụ thể:

Cách quy đổi Tbsp

Để hỗ trợ những ai yêu thích nấu ăn, làm bánh nhưng chưa có đầy đủ dụng cụ đo lường chuyên nghiệp, các chuyên gia ẩm thực đã thống nhất một số quy đổi tiêu chuẩn sau:

  • 1 Tablespoon (Tbsp) = 15ml (thìa canh)
  • 1 Teaspoon (Tsp) = 5ml (thìa cà phê)
  • 1 Tbsp = 3 Tsp

Với quy tắc này, bạn có thể dễ dàng ước lượng lượng nguyên liệu cần thiết mà không phải phụ thuộc vào cân điện tử hay dụng cụ đo chuyên dụng. Tuy nhiên khi quy đổi Tbsp, bạn phải hiểu rõ các đơn vị đo lường để có thể ước lượng và nêm nếm một cách chính xác.

Quy đổi Tbsp giúp các đầu bếp tạo nên món ăn chất lượng nhưng vẫn đảm bảo được công thức chuẩn xác
Quy đổi Tbsp giúp các đầu bếp tạo nên món ăn chất lượng nhưng vẫn đảm bảo được công thức chuẩn xác

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Mặc dù lít và ml có thể quy đổi sang Tbsp hoặc Tsp, nhưng do mỗi nguyên liệu khác nhau sẽ có khối lượng riêng khác nhau nên việc quy đổi không phải lúc nào cũng chính xác 100%.
  • Trong nhiều công thức nấu ăn và làm bánh quốc tế, các thành phần như bột nở, vani, siro thường được đo trực tiếp bằng Tbsp (1, 1/2, 1/4, 1/8, 3/4) thay vì chuyển sang gram hay ml. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tránh sai sót trong quá trình chế biến.

Cách quy đổi Tsp

Tại Việt Nam, các đầu bếp thường quen thuộc với đơn vị ml hơn, vì vậy nếu bạn chưa có dụng cụ đo chuyên dụng, có thể tham khảo bảng quy đổi dưới đây:

  • 1 Tsp = 5ml
  • 1 Tbsp = 15 ml
  • 1 Cup = 16 Tbsp = 48 Tsp= 240 ml.

Ngoài ra, có các đơn vị đo lường liên quan sau:

  • 1 cup = 1 chén (khoảng 250ml)
  • 1 Tbsp = 1 muỗng canh (15ml)
  • 1 Tsp = 1 muỗng cà phê (5ml)

Bảng quy đổi các mức tsp thông dụng sang các đơn vị khác

Sau khi đã tìm hiểu Tsb và Tbsp là gì, cùng cách quy đổi hai đơn vị đo lường này, bạn cũng cần phải lưu ý thêm về cách đổi từ các mức Tsp thông dụng sang các đơn vị khác. Dưới đây là bảng quy đổi Tsp sang các đơn vị khác mà bạn có thể tham khảo:

  • 1 Tsp ≈ 5ml (nước hoặc chất lỏng tương đương)
  • 1 Tsp ≈ 5 gram (đối với nước)
  • 1 Tsp = 1/3 Tbsp (muỗng canh)
  • 1 Tsp = 1/48 cup (cốc)
  • 1 Tsp = 1/8 fl oz (ounce chất lỏng)

Với bảng quy đổi trên, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh liều lượng thành phần mà không cần phải có đầy đủ dụng cụ đo lường. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trọng lượng hoặc thể tích thực của 1 Tsp sẽ có sự thay đổi tùy vào tính chất của từng nguyên liệu.

Sau đây là ví dụ cụ thể về việc 1 Tsp có thể thay đổi về khối lượng đối với các chất lỏng khác nhau:

  • Đối với nước: 1 Tsp nước sẽ có thể tích khoảng 5ml và nặng khoảng 5 gram.
  • Đối với Syrup đường: 1 Tsp syrup đường có thể tích là 5ml, tuy nhiên lại nặng khoảng 6 gram vì độ đậm đặc của đường trong syrup cao hơn nước.
  • Đối với mật ong: 1 Tsp mật ong lại nặng tới 7 gram dù vẫn có thể tích là 5ml, vì mật ong đậm đặc hơn cả nước và syrup đường.
Có rất nhiều cách quy đổi mức tsp thông dụng sang các đơn vị khác
Có rất nhiều cách quy đổi mức tsp thông dụng sang các đơn vị khác

Một số lưu ý khi sử dụng đơn vị đo lường Tbsp và Tbs

Ngoài khái niệm Tsp và Tbsp là gì, việc sử dụng đúng các đơn vị đo lường này cũng là yếu tố quan trọng trong nấu ăn, làm bánh và pha chế. Để đảm bảo tính chính xác và chất lượng món ăn, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây:

  • Đo lường chính xác: Sử dụng thìa đo chuyên dụng thay vì ước lượng bằng thìa ăn thông thường, đồng thời đảm bảo lượng thành phần được đo theo đúng công thức. Ví dụ: 1 Tbsp = 15ml, 1 Tsp = 5ml, nếu công thức yêu cầu 3 Tsp, bạn có thể thay bằng 1 Tbsp.
  • Chú ý đến cách đong nguyên liệu: Với nguyên liệu dạng bột (bột mì, đường, muối, bột nở…), cần dùng thìa xúc đầy rồi gạt phẳng bề mặt để có trọng lượng chính xác. Đối với chất lỏng (sữa, nước, dầu ăn, siro…), nên đổ ngang mép thìa để không bị thiếu hoặc tràn ra ngoài. Khi đong bơ hoặc các nguyên liệu đặc (mật ong, đường nâu), cần nén nhẹ để đảm bảo đủ khối lượng yêu cầu.
  • Giữ dụng cụ đo sạch sẽ: Trước khi đo nguyên liệu, bạn cần đảm bảo các dụng cụ được làm sạch, tránh để nguyên liệu bám dính làm ảnh hưởng đến lần đo tiếp theo, đặc biệt là các loại gia vị mạnh như tiêu, bột ớt, vani.
  • Chú ý điều kiện đo lường: Với các nguyên liệu như bơ, mật ong, đường đen, cần chú ý đến điều kiện đo lường bởi chúng có thể ảnh hưởng đến tính chính xác nếu quá đặc hoặc quá lỏng. Nếu mật ong quá đặc, hãy ngâm lọ mật ong trong nước ấm trước khi đong để dễ thao tác. Đường nâu nên đong khi còn xốp, không nên nén chặt trừ khi công thức yêu cầu.
  • Dùng bộ đo lường chính xác: Dùng bộ thìa đo chuẩn có đánh dấu 1/8 Tsp, 1/4 Tsp, 1/2 Tsp, 1 Tsp, 1/2 Tbsp, 1 Tbsp để đảm bảo độ chính xác. Với các công thức yêu cầu số đo lớn hơn, có thể dùng cup (cốc đo) thay vì đong nhiều lần bằng Tbsp hoặc Tsp. Tránh ước lượng bằng dụng cụ gia đình (thìa ăn) vì sẽ gây sai lệch, bởi thể tích và khối lượng riêng của mỗi thìa là khác nhau.
  • Hiểu rõ sự khác biệt giữa các nguyên liệu: Với các nguyên liệu dạng khô, rắn như đường, muối, bột,… 1 Tbsp hoặc 1 Tsp sẽ có khối lượng riêng khác so với chất lỏng. Vì vậy, hãy luôn kiểm tra công thức để xem cần đong theo ml, gram hay Tbsp/Tsp để tránh sai sót.
  • Đọc kỹ công thức: Không phải công thức pha chế nào cũng giống nhau, sẽ có sự khác biệt về đơn vị đo lường. Do đó, bạn cần đọc kỹ trước khi thực hiện để tránh sai lệch.
  • Sắp xếp thứ tự sử dụng đơn vị đo: Khi chuẩn bị nguyên liệu làm bánh hoặc nấu ăn, pha chế, bạn nên đong nguyên liệu khô trước, nguyên liệu lỏng sau để tránh dính vào thìa. Nếu cần đong nhiều nguyên liệu, hãy sử dụng ít dụng cụ nhất có thể để giảm tình trạng bừa bộn và tiết kiệm thời gian vệ sinh.
Đầu bếp, bartender nên đọc kỹ công thức, giữ dụng cụ đo sạch sẽ và hiểu rõ sự khác biệt giữa các nguyên liệu để sử dụng đơn vị đo lường chính xác
Đầu bếp, bartender nên đọc kỹ công thức, giữ dụng cụ đo sạch sẽ và hiểu rõ sự khác biệt giữa các nguyên liệu để sử dụng đơn vị đo lường chính xác

Đối với những ai theo đuổi nghề bếp hoặc pha chế chuyên nghiệp, việc sử dụng đúng đơn vị đo lường Tbsp và Tsp là vô cùng quan trọng để tạo nên những sản phẩm chất lượng cao, hương vị chuẩn xác. Nếu bạn đam mê ẩm thực và mong muốn trau dồi kiến thức chuyên môn, chương trình Kỹ thuật Chế biến món ăn tại Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Trường hiện đào tạo bậc Sơ cấp kéo dài 9 tháng và bậc Cao đẳng kéo dài 2,5 năm, với chương trình chú trọng kỹ năng thực hành.Nội dung chương trình đảm bảo học viên nắm vững từ những kiến thức nền tảng như an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật cắt tỉa, định lượng nguyên liệu, đến kỹ năng chế biến món ăn Âu – Á chuẩn 5 sao,…

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Tbsp là gì, Tsp là gì và cách quy đổi khi chưa có đầy đủ dụng cụ đo lường. Liên hệ ngay với nhà trường để được tư vấn và khám phá hành trình học tập thú vị trong thế giới ẩm thực chuyên nghiệp!

location-default.webp location-hover.webp

Tham quan trường

application-form-default.webp application-form-hover.webp

Đăng Ký Tư Vấn